Xin thưa trước rằng bài viết bên dưới đây được mèo viết sau nhân một dịp xem Departures trong buổi học về Storyboard ở trường. Sau khi kết thúc xem phim, bài tập về nhà của ngày hôm đó là viết một bài phân tích / cảm nhận về tác phẩm, với tư cách một người học và làm phim. Tất nhiên, mèo vứt bỏ hết mấy thứ yêu cầu đó sang một bên để viết theo đúng cái cách mà mèo muốn, chỉ đơn giản là mượn cơ hội, mượn động lực để mình viết review lại mà thôi.
Nhưng cũng vì một phần theo cái yêu cầu, đây sẽ là một bài review theo đúng nghĩa phân tích. Có nghĩa là bài viết này chỉ dành cho những người đã từng trải nghiệm Departures và tìm kiếm một đồng minh. Thế nên, mèo cảnh báo rằng bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đọc bài viết này nếu như bạn chưa xem tác phẩm :)
Có ai đó nói rằng Departures (Okuribito) đoạt được giải Oscar lần thứ 81 dành cho bộ phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất là một phần bởi vì cách làm phim rất Mỹ. Còn tôi, tôi không đủ am tường về điện ảnh Hoa Kỳ để có thể biết được Departures có giống hay không? Cái tôi thấy hiển hiện trước mắt khi xem phim lại là những nét rất Nhật Bản, qua những hiểu biết tự bản thân mình đúc rút sau một thời gian dài yêu thích phim ảnh của xứ sở mặt trời này.
Không ào ào như những bộ phim hành động của Mỹ, Departures mang đến bước đi chậm rãi của cuộc sống như từng thước phim thảng hoặc của mình. Thế nhưng, cái tốc độ ấy lại là thứ hợp lí nhất để cho mạch tâm lý của nhân vật đủ thời gian trưởng thành. Bởi thế cho nên, dù kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ, bộ phim vẫn chẳng đem đến nhàm chán cho khán giả. Thời lượng ấy, tốc độ ấy, thật chẳng có gì là bất ngờ với một người dành tình cảm của mình rất nhiều cho những bộ phim Nhật Bản. Tôi vẫn không đừng được ngồi trước màn hình để theo dõi tác phẩm cho dù nó ngấu nghiến của tôi nhiều thời gian hơn nhiều tác phẩm hấp dẫn khác. Tôi vẫn không đừng được bị câu chuyện cuốn đi, dù bộ phim chỉ có cao trào chứ hoàn toàn không theo đuổi những kịch tính thử thách não bộ con người. Và đơn giản, tôi vẫn không đừng được yêu thích Departures - như một bộ phim Nhật Bản.
Departures xuất hiện trước mắt người xem không phải theo một trình tự thời gian tuyến tính. Nó bắt đầu bằng một cảnh ở giữa tác phẩm, với một hỏi đầy những đắn đo lo âu của nhân vật chính về hiện tại và tương lai của bản thân mình. Để rồi khi người xem vẫn còn đang thắc mắc tò mò về những dằn vặt ấy, bộ phim kéo tuột người xem trở lại điểm bắt đầu và giải thích cho chúng ta chuyện gì đã xảy ra, đã đem đến cho nhân vật của nó những vướng bận tâm tưởng đã thành câu hỏi nhức nhối ở đầu phim. Và rồi khi thời lượng phim đi đến chính giữa, thì đó cũng là lúc khán giả quay trở lại với thời điểm hiện tại, để rồi họ được cùng đồng hành với nhân vật bước tiếp hành trình về tương lai.
Không ào ào như những bộ phim hành động của Mỹ, Departures mang đến bước đi chậm rãi của cuộc sống như từng thước phim thảng hoặc của mình. Thế nhưng, cái tốc độ ấy lại là thứ hợp lí nhất để cho mạch tâm lý của nhân vật đủ thời gian trưởng thành. Bởi thế cho nên, dù kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ, bộ phim vẫn chẳng đem đến nhàm chán cho khán giả. Thời lượng ấy, tốc độ ấy, thật chẳng có gì là bất ngờ với một người dành tình cảm của mình rất nhiều cho những bộ phim Nhật Bản. Tôi vẫn không đừng được ngồi trước màn hình để theo dõi tác phẩm cho dù nó ngấu nghiến của tôi nhiều thời gian hơn nhiều tác phẩm hấp dẫn khác. Tôi vẫn không đừng được bị câu chuyện cuốn đi, dù bộ phim chỉ có cao trào chứ hoàn toàn không theo đuổi những kịch tính thử thách não bộ con người. Và đơn giản, tôi vẫn không đừng được yêu thích Departures - như một bộ phim Nhật Bản.
Departures xuất hiện trước mắt người xem không phải theo một trình tự thời gian tuyến tính. Nó bắt đầu bằng một cảnh ở giữa tác phẩm, với một hỏi đầy những đắn đo lo âu của nhân vật chính về hiện tại và tương lai của bản thân mình. Để rồi khi người xem vẫn còn đang thắc mắc tò mò về những dằn vặt ấy, bộ phim kéo tuột người xem trở lại điểm bắt đầu và giải thích cho chúng ta chuyện gì đã xảy ra, đã đem đến cho nhân vật của nó những vướng bận tâm tưởng đã thành câu hỏi nhức nhối ở đầu phim. Và rồi khi thời lượng phim đi đến chính giữa, thì đó cũng là lúc khán giả quay trở lại với thời điểm hiện tại, để rồi họ được cùng đồng hành với nhân vật bước tiếp hành trình về tương lai.
Có thể nói những sắp đặt bên trên là tính toán hợp lí nhất để đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm. Bởi như chúng ta đã biết, câu chuyện nội dung của bộ phim là một chủ đề vô cùng nhạy cảm: câu chuyện về người khâm liệm tử xác. Sẽ còn ai ngồi lại rạp xem phim khi từ lúc bắt đầu người ta đã gặp phải một anh chàng ủ dột vì mất việc và miễn cưỡng phải tìm đến cái nghề "nokanshi" vì bươn trải cuộc sống? Và cũng sẽ còn gì giá trị thức tỉnh trái tim người xem nếu như các nhà làm phim không để cho chính khán giả được đồng hành cùng nhân vật, khám phá để rồi hiểu, rồi yêu công việc gác đền cánh cửa sự sống và cái chết?
Quãng thời gian mà câu chuyện xảy ra là cái duy nhất mà Departures khiến tôi phải ngỡ ngàng. Bộ phim có những trường đoạn thật dài nói lên bước chuyển dịch ngắn ngủi của thời gian. Đó là lúc giai điệu vô tận của cây cello mà chàng Kobayashi kéo nhịp trên triền đê quê, giữa dòng nước vẫn cứ chảy trôi như nhịp sống, giữa những cánh chim trải dài trên bờ nước, trên bầu trời. Cứ tưởng như hàng mùa cá hồi lội người dòng về đẻ trứng, hàng mùa đàn chim bay di cư đã qua đi rồi cơ đấy. Thế mà thật ra, Departures chỉ bắt đầu từ mùa thu của năm trước và dừng lại ở mùa xuân sau đó mà thôi.
Nhưng thế cũng đã là quá đủ để cho Kobayashi Daigo trải nghiệm và trưởng thành cùng với công việc kẻ tiễn đưa những người quá cố về bên kia thiên đường.
Quãng thời gian mà câu chuyện xảy ra là cái duy nhất mà Departures khiến tôi phải ngỡ ngàng. Bộ phim có những trường đoạn thật dài nói lên bước chuyển dịch ngắn ngủi của thời gian. Đó là lúc giai điệu vô tận của cây cello mà chàng Kobayashi kéo nhịp trên triền đê quê, giữa dòng nước vẫn cứ chảy trôi như nhịp sống, giữa những cánh chim trải dài trên bờ nước, trên bầu trời. Cứ tưởng như hàng mùa cá hồi lội người dòng về đẻ trứng, hàng mùa đàn chim bay di cư đã qua đi rồi cơ đấy. Thế mà thật ra, Departures chỉ bắt đầu từ mùa thu của năm trước và dừng lại ở mùa xuân sau đó mà thôi.
Nhưng thế cũng đã là quá đủ để cho Kobayashi Daigo trải nghiệm và trưởng thành cùng với công việc kẻ tiễn đưa những người quá cố về bên kia thiên đường.
Vai trò của kẻ học nghề như anh lại có một bắt đầu quá đỗi khốc liệt. Lần đầu tiên được nhìn thấy một người chết với Kobayashi quả thực là một ác mộng kinh hoàng khi đó là một bà cụ đơn độc đã chết hai tuần qua tại căn hộ cho thuê, một mình lạnh lẽo. Quang cảnh tang thương, không khí u ám, và mùi vị của cái chết kinh động đến cả chính những người xem ngồi trước màn hình. Kobayashi đã nôn ọe, đã đi đến nhà tắm công cộng, xoa lên mình không biết bao nhiêu xà phòng và ngâm mình hàng giờ trong nước nóng với hi vọng được tẩy khỏi những ô uế. Vâng, ở thời điểm ấy những xác chết với anh vẫn còn là những kẻ xa lạ vô cùng. Và lên đến đỉnh điểm, tận khi anh về nhà và gần như là tấn công vợ, phải khi chính da thịt anh chạm đến thân nhiệt nóng hổi của người vợ yêu thương, một người sống, một chỗ dựa tinh thần của anh, thì khi đó những cơn bấn loạn của "lần đầu tiên" mới chịu lắng dịu lại trong Kobayashi.
Phải có một khởi đầu như thế, khi vượt qua được thử thách đầu tiên Kobayashi mới gắn bó được công việc vô cùng nhạy cảm của người khâm liệm sau này. Anh thậm chí gắn bó với sự nghiệp đưa tiễn kẻ đã khuất còn hơn cả kết lại cuộc đời mình với người còn sống. Anh có thể để Mika rời khỏi cuộc đời mình chứ nhất quyết không chịu từ bỏ công việc mà với Kobayashi lúc ấy dường như đã trở thành một nghi thức tôn giáo mà anh kính thờ và dành trọn vẹn nhiệt tâm của trái tim mình. "Nokanshi" không còn đơn thuần là người khâm liệm tử xác nữa, họ là người tết nên sợi chỉ gắn liền kẻ ra đi với người ở lại. Làm sống lại diện mạo của những người đã khuất hệt như khi sinh khí vẫn còn tràn đầy trong cơ thể, họ để người đến với giấc ngủ vĩnh hằng bình thản, và mỉm cười. Họ để lại cho người còn sống những giọt nước mắt khi nhận ra những gắn bó trong gia đình, nhận ra tình thương máu mủ với kẻ đã khuất mà khi người còn sống đã lãng quên đi.
Thế nên, khi tiếng đàn cello của Kobayashi vang lên trên triền sông, nó trôi đi cùng với dòng chảy của thiên nhiên sự sống quanh đó. Chỉ là những buổi chiều của một mùa xuân đang chạm ngõ, nhưng trong tiếng đàn và tấm lòng của người khâm liệm thì rất nhiều mùa xuân của cuộc đời đã qua đi.
Phải có một khởi đầu như thế, khi vượt qua được thử thách đầu tiên Kobayashi mới gắn bó được công việc vô cùng nhạy cảm của người khâm liệm sau này. Anh thậm chí gắn bó với sự nghiệp đưa tiễn kẻ đã khuất còn hơn cả kết lại cuộc đời mình với người còn sống. Anh có thể để Mika rời khỏi cuộc đời mình chứ nhất quyết không chịu từ bỏ công việc mà với Kobayashi lúc ấy dường như đã trở thành một nghi thức tôn giáo mà anh kính thờ và dành trọn vẹn nhiệt tâm của trái tim mình. "Nokanshi" không còn đơn thuần là người khâm liệm tử xác nữa, họ là người tết nên sợi chỉ gắn liền kẻ ra đi với người ở lại. Làm sống lại diện mạo của những người đã khuất hệt như khi sinh khí vẫn còn tràn đầy trong cơ thể, họ để người đến với giấc ngủ vĩnh hằng bình thản, và mỉm cười. Họ để lại cho người còn sống những giọt nước mắt khi nhận ra những gắn bó trong gia đình, nhận ra tình thương máu mủ với kẻ đã khuất mà khi người còn sống đã lãng quên đi.
Thế nên, khi tiếng đàn cello của Kobayashi vang lên trên triền sông, nó trôi đi cùng với dòng chảy của thiên nhiên sự sống quanh đó. Chỉ là những buổi chiều của một mùa xuân đang chạm ngõ, nhưng trong tiếng đàn và tấm lòng của người khâm liệm thì rất nhiều mùa xuân của cuộc đời đã qua đi.
Departures nói lên cuộc sống của con người như thế qua chính hình tượng những người đã chết. Kobayashi đã làm công việc khâm liệm cho không biết bao nhiêu người, và khán giả cũng chứng kiến từng ấy những câu chuyện của kẻ đã khuất trong phim. Nhưng để tổng kết lại, thực ra trong phim chỉ có ba cái chết thay đổi cả cuộc đời của những người đã sống. Người thứ nhất, thực ra tôi đã đề cập đến ở bên trên rồi đấy. Đó chính là cái chết của bà cụ lạ mặt trong lần đầu tiên của chàng nhân vật chính, bà đã cho anh những trải nghiệm để rồi can đảm bước tiếp với nghề. Còn cái chết thứ hai, đó là sự ra đi của bà chủ nhà tắm công cộng, một người quen cũng như một người thân đối với Kobayashi.
Chẳng khác anh, bà chủ nhà tắm công cộng cũng dành trọn tình yêu và cuộc sống của mình cho công việc mà có thể nhiều người khác coi thường. Bà chấp nhận cuộc sống đơn độc và thậm chí mâu thuẫn với cả con trai của mình, để gắn bó với nghề đến tận cùng cuộc đời. Kinh doanh nhà tắm công cộng hay làm nghề khâm liệm tử xác, cuối cùng thì cũng chỉ là những hình thức khác nhau đem lại những giây phút nhẹ lòng cho những người khách. Và cũng giống như vô vàn những nghề nghiệp khác nữa, tất cả đều nhằm để phục vụ con người. Những cái nghề như thế đã trở thành truyền thống tại xứ sở Phù Tang, và nó vẫn đang được người Nhật trân trọng giữ gìn. Tôi dám tin rằng cái nhà tắm ấy đến khi bộ phim kết thúc vẫn cứ tiếp tục mở cửa, bởi vì tôi biết cậu con trai của bà cụ đã nhận ra được bài học của cuộc sống, của sự kế thừa. Và cũng phải cám ơn bà ấy, vì sự ra đi của bà là cao cả vô cùng để những người xung quanh chợt nhận ra được ý nghĩa thiêng liêng trong công việc của Kobayashi. Chính bà đã đem Mika trở lại.
Và người thứ ba, cũng là nhân vật quan trọng nhất đã khép lại cả thiên truyện một cách hoàn hảo, người cha 30 năm biệt tích của Kobayashi. Nỗi đau bị người thân yêu bỏ rơi có lẽ là ám ảnh lớn nhất đối với con người có thể quên đi tất cả để tĩnh lặng và tỉ mỉ bên cạnh những người đã khuất như Kobayashi. Nếu như không có "nokanshi" có lẽ anh sẽ chẳng bao giờ biết được rằng đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, người cha tội nghiệp của anh vẫn nắm chặt trong tay viên đá "con trai" ngày nào. Quả là một hình tượng kinh điển! Nước mắt Kobayashi rơi xuống khi anh tỉ mỉ với từng động tác khâm liệm cho người cha quá cố. Rồi nhặt viên đá từ tay cha, anh áp nó lên bụng của Mika, nơi sinh sinh mạng bé nhỏ vẫn đang trỗi dậy. Đó là sự kế thừa, có nghĩa câu chuyện đến đây chưa phải là kết thúc, nó mới chỉ mới mở ra mà thôi. Một cái kết rất châu Á, phải không?
Chẳng khác anh, bà chủ nhà tắm công cộng cũng dành trọn tình yêu và cuộc sống của mình cho công việc mà có thể nhiều người khác coi thường. Bà chấp nhận cuộc sống đơn độc và thậm chí mâu thuẫn với cả con trai của mình, để gắn bó với nghề đến tận cùng cuộc đời. Kinh doanh nhà tắm công cộng hay làm nghề khâm liệm tử xác, cuối cùng thì cũng chỉ là những hình thức khác nhau đem lại những giây phút nhẹ lòng cho những người khách. Và cũng giống như vô vàn những nghề nghiệp khác nữa, tất cả đều nhằm để phục vụ con người. Những cái nghề như thế đã trở thành truyền thống tại xứ sở Phù Tang, và nó vẫn đang được người Nhật trân trọng giữ gìn. Tôi dám tin rằng cái nhà tắm ấy đến khi bộ phim kết thúc vẫn cứ tiếp tục mở cửa, bởi vì tôi biết cậu con trai của bà cụ đã nhận ra được bài học của cuộc sống, của sự kế thừa. Và cũng phải cám ơn bà ấy, vì sự ra đi của bà là cao cả vô cùng để những người xung quanh chợt nhận ra được ý nghĩa thiêng liêng trong công việc của Kobayashi. Chính bà đã đem Mika trở lại.
Và người thứ ba, cũng là nhân vật quan trọng nhất đã khép lại cả thiên truyện một cách hoàn hảo, người cha 30 năm biệt tích của Kobayashi. Nỗi đau bị người thân yêu bỏ rơi có lẽ là ám ảnh lớn nhất đối với con người có thể quên đi tất cả để tĩnh lặng và tỉ mỉ bên cạnh những người đã khuất như Kobayashi. Nếu như không có "nokanshi" có lẽ anh sẽ chẳng bao giờ biết được rằng đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, người cha tội nghiệp của anh vẫn nắm chặt trong tay viên đá "con trai" ngày nào. Quả là một hình tượng kinh điển! Nước mắt Kobayashi rơi xuống khi anh tỉ mỉ với từng động tác khâm liệm cho người cha quá cố. Rồi nhặt viên đá từ tay cha, anh áp nó lên bụng của Mika, nơi sinh sinh mạng bé nhỏ vẫn đang trỗi dậy. Đó là sự kế thừa, có nghĩa câu chuyện đến đây chưa phải là kết thúc, nó mới chỉ mới mở ra mà thôi. Một cái kết rất châu Á, phải không?
Cuối cùng thì Departures khắc họa lại trong lòng người xem kí ức đẹp về những hình ảnh mang đầy tính ẩn dụ như thế. Ngay cái khi thước phim cuối cùng kết thúc, hàng loạt những bối cảnh đã qua có dịp ùa về trong hồi tưởng của người xem: Một căn tiệm cà phê cũ kĩ với những chồng đĩa nhạc không lời và những vệt lõm trên sàn nhà, một cây đàn cello cho trẻ; một triền đê trải rộng bên bờ suối, nơi có những con cá hồi bơi ngược dòng về thượng nguồn đẻ trứng, nơi có những con chim bay di cư dừng chân, nơi có những cánh hoa anh đào vấn vương trong gió xuân, nơi phía sau là cả cánh đồng rộng về tận chân trời với dải núi mờ phủ tuyết trắng… Một không gian hoàn toàn Nhật Bản. Ở nơi đó, người ta thấy dòng chảy cuộc đời, mà mỗi con người chúng ta là một viên đá cuội nhỏ bé vẫn kiên trì tồn tại vượt thời gian.
Departures còn nhấn mạnh vào những góc quay cận cảnh, khai thác được tuyệt đối thế mạnh diễn xuất rất đặc trưng của nghệ thuật thứ bảy tại xứ sở Phù Tang nữa. Những cảm xúc dường như được sống lại rất thật qua từng cử chỉ trên khuôn mặt diễn viên hay những chi tiết đặc tả công việc khâm liệm tỉ mẩn. Tất cả đều chỉ nhằm một mục đích đánh thức tâm khảm của người theo dõi.
Nhắm mắt lại, những âm thanh của một hành trình vẫn còn vang vọng đâu đó. Tôi thực sự đánh giá cao cái cách biên kịch gia sử dụng từ ngữ trong bộ phim này. Như lúc Mika rời bỏ Kobayashi chỉ bằng một từ "dơ dáy"; hay như phút cuối cùng khóc bên người cha quá cố Kobayashi vẫn gọi ông là "oyaji", một danh từ gọi cha suồng sã thay vì "otou-san" đầy trân trọng; cả tiếng đàn cello bên triền đê nữa… Tất cả chúng đều thật đáng kinh ngạc.
Cái tên phim Departures nói lên cuộc khởi hành của những người đã khuất về bên kia thế giới, nhưng thực ra, lăng kính của cái chết lại hướng ngược trở về với thực tại nơi những người đang sống. Cảm nhận cuộc sống qua công việc của người gác đền - kẻ khâm liệm, có chút gì đó thật là kì cục làm sao? Nhưng cũng vì thế mọi cảm xúc trở nên đáng giá hơn. Thế giới vẫn tiếp tục tiến lên trong hành trình vô tận của mình và con người thì đang học cách để yêu quý và trân trọng những cuộc đời vẫn đang hiện diện.
Departures còn nhấn mạnh vào những góc quay cận cảnh, khai thác được tuyệt đối thế mạnh diễn xuất rất đặc trưng của nghệ thuật thứ bảy tại xứ sở Phù Tang nữa. Những cảm xúc dường như được sống lại rất thật qua từng cử chỉ trên khuôn mặt diễn viên hay những chi tiết đặc tả công việc khâm liệm tỉ mẩn. Tất cả đều chỉ nhằm một mục đích đánh thức tâm khảm của người theo dõi.
Nhắm mắt lại, những âm thanh của một hành trình vẫn còn vang vọng đâu đó. Tôi thực sự đánh giá cao cái cách biên kịch gia sử dụng từ ngữ trong bộ phim này. Như lúc Mika rời bỏ Kobayashi chỉ bằng một từ "dơ dáy"; hay như phút cuối cùng khóc bên người cha quá cố Kobayashi vẫn gọi ông là "oyaji", một danh từ gọi cha suồng sã thay vì "otou-san" đầy trân trọng; cả tiếng đàn cello bên triền đê nữa… Tất cả chúng đều thật đáng kinh ngạc.
Cái tên phim Departures nói lên cuộc khởi hành của những người đã khuất về bên kia thế giới, nhưng thực ra, lăng kính của cái chết lại hướng ngược trở về với thực tại nơi những người đang sống. Cảm nhận cuộc sống qua công việc của người gác đền - kẻ khâm liệm, có chút gì đó thật là kì cục làm sao? Nhưng cũng vì thế mọi cảm xúc trở nên đáng giá hơn. Thế giới vẫn tiếp tục tiến lên trong hành trình vô tận của mình và con người thì đang học cách để yêu quý và trân trọng những cuộc đời vẫn đang hiện diện.
9/12/2009 © Nguyệt Phong Anh
2 nhận xét:
các bạn trẻ của chúng ta có vẻ thích nhật với hàn nhỉ ;))
Cám ơn bài review của bạn.
Hôm nay mình mới xem film này và thật sự đã không bỏ sót 1 giây nào trong phim.
Thanks
Đăng nhận xét